Một trong những loại rau “độc lạ” được săn đón nhiều nhất thời gian gần đây chính là rau mầm đá, đặc sản xứ lạnh của vùng đất Sapa. Loại thực vật này hầu như chỉ phát triển được ở những vùng khí hậu lạnh, mùa thu hoạch rơi vào khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Do đó, nếu muốn ăn rau mầm đá, nhiều người phải chờ đợi cả năm và bỏ ra số tiền không nhỏ.
Lý giải tên gọi Mầm Đá
Rau mầm đá Sapa có tỷ lệ bẹ lớn hơn rau cải và mầm non mọc xung quanh giống như những búp măng, có nhiều mầm nhỏ, mọc tua tủa xung quanh tạo thành hình tháp nhọn.
Khi tách lớp lá bên ngoài thì mới thấy bên trong là những búp non tựa như những dãy núi đá vôi nằm san sát nhau, có màu xanh non mơn mởn, có lẽ nên người ta mới gọi loại thực vật này là mầm đá.
Lợi ích bất ngờ của rau mầm đá Sapa
– Giàu Vitamin và xơ, làm giảm cơn đau và mỏi khớp, đặc biệt là vào mùa đông
– Một số loại men tự nhiên có trong rau giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ giải cảm hoặc các bệnh vặt thông thường khác.
– Thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng tấy
– Rau mầm đá có tác dụng giải rượu, trên bàn nhậu nếu bạn dùng món này khi nhâm nhi thì có thể trở thành người ngàn chén không say.
– Rau mầm đá Sapa có chứa vitamin A và E, cực tốt cho làn da, giúp làn da trở nên sáng mịn và tràn đầy sức sống.
Tại sao rau mầm đá lại ngon ngọt hơn khi trời lạnh?
Điều kiện sinh trưởng
Rau mầm đá Sapa chủ yếu phát triển ở vùng núi cao, khí hậu lạnh giá. Điều kiện khắc nghiệt này khiến cây phải tập trung sản sinh ra nhiều đường để bảo vệ tế bào khỏi bị đóng băng. Chính lượng đường cao này đã tạo nên vị ngọt đặc trưng của rau.
Quá trình trao đổi chất
Khi nhiệt độ giảm, quá trình trao đổi chất của cây chậm lại. Các chất dinh dưỡng được tích tụ nhiều hơn trong củ, khiến củ rau trở nên ngọt hơn.
Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng mặt trời yếu hơn ở vùng núi cao và vào mùa đông. Điều này khiến cây quang hợp ít hơn, dẫn đến việc tích lũy nhiều đường trong củ.
Rộp Rộp gợi ý các món ngon từ rau mầm đá Sapa:
Mầm đá mùa xuân
Nguyên liệu: Mầm đá, cà rốt, tỏi băm, nước tương, dầu hào.
Mầm đá và cà rốt cắt thành các lát mỏng vừa ăn rồi luộc qua 15 giây.. Đợi chảo nóng, thêm dầu, cho tỏi băm vào phi thơm. Thêm mầm đá và cà rốt vào. Nêm nêm dầu hào, nước tương cho vừa miệng.
Mầm đá xào thập cẩm
Nguyên liệu: 150g rau mầm đá, 80g thịt ba chỉ, dầu hào, 5 tai mộc nhĩ, gừng băm, tỏi băm, có thể thay thịt ba chỉ bằng tôm.
Mầm đá mua về tách nhỏ, thái lát mỏng vừa ăn. Thịt ba chỉ thái miếng nhỏ. Mộc nhĩ cắt bỏ chân, xé miếng nhỏ. Cho tỏi và gừng băm vào phi thơm, thêm thịt ba chỉ vào xào trên lửa nhỏ cho đến khi thịt gần đổi màu. Cho rau mầm đá, mộc nhĩ vào xào trên lửa lớn. Sau khi nêm nếm là có thể thưởng thức.
Canh trứng rau mầm đá
Nguyên liệu: 80g rau mầm đá, 2 quả trứng gà, muối, tiêu.
Mầm đá thái lát nhỏ vừa ăn. Trứng gà lần lượt cho vào chảo ốp chín. Tiếp đó, thêm nước và đun sôi ở lửa nhỏ trong khoảng 2 phút. Thêm rau mầm đá, đun chừng 30 giây và nêm nếm.
Mầm đá xào kỷ tử
Nguyên liệu: 200g mầm đá, 3g kỷ tử, gừng bào sợi 1 thìa cà phê, muối, hạt nêm hoặc dầu hào.
Mầm đá thái mỏng vừa ăn. Gừng thái lát hoặc bào sợ, kỷ tử rửa sạch với nước. Đợi chảo nóng cho gừng vào phi thơm và thêm mầm đá vào xào gần chín thì thêm kỷ tử. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Mầm đá trộn chua ngọt
Nguyên liệu: 400g mầm đá, gừng băm, nước tương, giấm balsamic, dầu mè, tương ớt.
Mầm đá cắt miếng vừa ăn, trộn với muối, để 10 phút rồi vắt kiệt nước. Cho 1 thìa cà phê gừng băm, 1 thìa nước tương, 1/2 thìa dầu mè, 1/2 thìa giấm balsamic, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa tương ớt, 1/2 thìa dầu ớt. Trộn đều tất cả làm nước sốt.
Mầm đá chần nước nóng trong 45 giây rồi vớt ra cho vào tô nước đá, rồi cho ráo nước. Xếp vào đĩa, rưới nước sốt đã chuẩn bị lên. Khi nào ăn thì trộn đều là được.
Rộp Rộp sẽ là một đơn vị cung cấp Rau Mầm Đá Sapa tuyệt vời cho gia đình cùng mẹ và bé. Với tiêu chí an toàn – chất lượng – giá cả phải chăng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, Rộp Rộp rất mong được đồng hành cùng gia đình trong các bữa ăn và cuộc sống hằng ngày, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.