Tại sao cành đào lại là hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết?
Sự tích cành đào ngày Tết
Ngày xưa, núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ khổng lồ được hai vị thần trú ngụ, che chở cho người dân. Quỷ dữ nào bén mảng đến đều bị trừng phạt và khiến chúng khiếp sợ họ đến nỗi sợ luôn cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa thôi cũng đủ khiến chúng bỏ đi.
Cuối năm, hai vị thần phải lên thiên đình. Để tránh ma quỷ hoành hành, dân chúng đã đi hái cành đào về cắm hoặc lấy giấy vẽ hình hai vị thần dán trước nhà. Theo thời gian, những cành đào vẫn xuất hiện trong mỗi nhà vào dịp Tết, nhưng ý nghĩa đã có phần khác với tục lệ xưa.
Cành đào dáng huyền – Vẻ đẹp mới lạ những ngày đầu năm
Nét đẹp duyên dáng của sắc đào thường được ví như nét đẹp của người con gái thướt tha, nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, màu hồng đỏ của đào còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng như may mắn, hạnh phúc,…
Từ lâu, ông bà xưa đã rất coi trọng cành đào trong năm mới. Những năm gần đây, các phiên chợ hoa có rất nhiều kiểu dáng đào mới với vẻ đẹp đa dạng. Trong đó, nổi bật là cành đào dáng huyền – với dáng vẻ uốn lượn, mềm mại đặc trưng, đi cùng nét dịu dàng và sự phá cách. Nhiều gia đình đã lựa chọn cành đào dáng huyền cho dịp sum vầy để tạo thêm màu sắc, vẻ đẹp đặc biệt cho căn nhà mà vẫn giữ được sự truyền thống của Tết cổ truyền.
Tại sao cành đào dáng huyền lại đặc biệt?
Để có những cây đào dáng đặc biệt như vậy phải có cây phôi để uốn cành. Một cây đào dáng huyền có giá trị cao hơn hẳn so với những dáng bình thường khác.
Cây phôi phải trồng ở khoảng cách không mau không thưa, cách nhau tầm 1 mét giúp cây lớn. Khi cây đạt tán cao nhất định, nhà vườn sẽ đánh giãn và trồng mỗi cây cách nhau để đào có tán và ra nhiều hoa.
Người thợ làm vườn phải trồng phôi từ nhỏ nuôi thành cây thẳng cao 4-5 mét trong vòng 2-3 năm. Mỗi cây được chăm chút cẩn thận, phun thuốc định kỳ để cây đạt chiều cao như mong muốn.
Theo lời chia sẻ của những chủ vườn đào dáng huyền, mỗi cây đào phải uốn khoảng 1 năm mới vào dáng. Không phải một lần uốn là cây sẽ vào dáng luôn. Khi uốn luôn cần 2 người, trong đó một người đu lên cây vít cành xuống còn người kia lấy dây buộc vào cọc để giữ dáng.
Cuối cùng là đẩy ngọn. Khi này, cành đào sẽ phát triển theo hướng ngang. Đôi khi thị hiếu của khách thay đổi theo từng năm. Có lúc thị trường lại thích những cành có độ cong vươn lên. Bởi vậy, chủ vườn phải lắng nghe ý kiến của khách.
Ý nghĩa của cành đào dáng huyền
Ngoài vẻ đẹp đằm thắm thu hút, cành đào dáng huyền còn được ưa chuộng vì được tạo thế giống như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng vươn lên. Dáng huyền theo ý nghĩa tự nhiên, cây thường sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như sườn núi, vách đá… nhưng vẫn có thể sống.
Gốc cây bám chắc vào đá, ngọn cây vươn lên gợi nên hình ảnh của sự kiên trì, nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp, hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Cách để cành đào dáng huyền càng thêm phần thu hút
– Nên dùng loại bình sành cổ cao, đế dày và nặng, phù hợp với dáng đào và giúp cành đào đứng vững
– Nên đặt bình vào vị trí góc, chèn gạch để cành hoa cố định theo ý muốn rồi dùng dây buộc chặt để cành không bị ngả xuống
– Có thể thêm nước dưỡng hoa, thay nước 3-5 ngày/lần để hoa tươi lâu và bền hơn. Với những hoa nở trước tàn trước, nên vặt bỏ đi cho nụ hoa sau nở tiếp.
– Nên thay nước cho cành đào 2-3 ngày một lần và đặt cành đào ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Mùa Tết cổ truyền năm nay, nếu bạn gia đình muốn sắm một cành đào dáng huyền đằm thắm để tạo một “làn gió mới” trong những ngày đầu năm, Rộp Rộp sẽ là nguồn cung cấp cành đào dáng huyền tuyệt vời cho gia đình bạn. Với tiêu chí An Toàn – Chất Lượng – Uy Tín, Rộp Rộp kính mong sẽ được đồng hành và góp phần tạo nên một phần không khí Tết Âm Lịch đầm ấm cùng gia đình bạn.